MÔN: GDCD 7
Câu 1. Thế nào là tôn sư trọng đạo?
Câu 2: Vì sao chúng ta phải kính trọng và biết ơn thầy cô giáo?
Câu 3. Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về sự kính trọng và biết ơn thầy cô giáo
Câu 4. Thế nào là đoàn kết, tương trợ?
Câu 5. Theo em, đoàn kết, tương trợ có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?
Câu 6. Em hiểu thế nào là gia đình văn hóa?
Câu 7. Em hiểu thế nào là tự trọng?
Câu 8. Theo em, vì sao chúng ta phải có lòng tự trọng? Nếu không tự trọng thì con người ta sẽ như thế nào?
Câu 9. Việc xây dựng gia đình văn hóa có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân và với toàn xã hội?
Câu 10. Câu 11. Theo em, học sinh góp phần vào việc xây dựng gia đình văn hóa bằng cách nào?
Câu tục ngữ: “Không thầy đố mày làm nên” dạy chúng ta điều gì?
Câu 12. Em hãy nêu 2 biểu hiện thể hiện tính đoàn kết, tương trợ và 2 biểu hiện thiếu đoàn kết, tương trợ trong cuộc sống?
Câu 13. Tự trọng có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?
Câu 14. Trong lớp của Vũ có một số bạn tụ tập thành một nhóm chơi riêng với nhau, hay bao che khuyết điểm cho nhau và chê bai các bạn khác trong lớp.
a. Em hãy vận dụng bài học “Đoàn kết, tương trợ” để nêu nhận xét của em về hành vi của một số bạn đó.
b. Nếu là bạn cùng lớp với Vũ, em sẽ làm gì?
Câu 15. Hà đã tốt nghiệp Trường trung học cơ sở. Gặp lại cô giáo cũ, Hà gọi cô giáo là chị. Có người góp ý, Hà nói: Chị ấy còn trẻ, vả lại gọi như vậy nó mới thân mật! Em có đồng ý với cách cư xử của Hà không? Vì sao?
Câu 16. Trên đường đi học, Hoàng nhặt được một chiếc dây chuyền vàng của ai đánh rơi bên đường. Cầm chiếc dây chuyền trên tay, Hoàng nghĩ: “Nhà mình đang không có tiền để mua thuốc điều trị bệnh cho mẹ, mình sẽ bán chiếc dây chuyền này đi cũng có được một số tiền kha khá”. Nhưng một thoáng suy tư, nhớ lại lời mẹ dạy “Đói cho sạch, rách cho thơm”…, cuối cùng Hoàng quyết định đem chiếc dây chuyền nộp cho thầy Hiệu trưởng để trả lại cho người bị mất.
Câu hỏi: Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Hoàng trong tình huống trên?
Câu 17. Bản thân em đã có ý thức góp phần xây dựng gia đình văn hóa chưa? Hãy nêu 2 việc làm cụ thể của em để góp phần xây dựng gia đình văn hóa.
Câu 18. Học sinh phải làm gì để tỏ lòng kính trọng và biết ơn thầy, cô giáo?
Câu 19. Tổ em có bạn Nga học yếu môn Toán, bạn đang lại phải nghĩ học vì bị ngã gãy chân. Nếu là bạn cùng lớp, em sẽ làm gì để giúp đỡ Nga?
Câu 20. Trong gia đình, mỗi người đều có thói quen và sở thích khác nhau. Theo em, làm thế nào để có được sự hoà thuận và không khí đầm ấm, hạnh phúc trong gia đình ?
Câu 21. Câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” muốn khuyên chúng ta điều gì?
MÔN: GDCD 8
Câu 1.
Em hãy cho biết thế nào là liêm khiết?
Câu 2. Tính liêm khiết có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của mỗi người và của xã hội?
Câu 3. Hãy nêu quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con, ông bà đối với cháu?
Câu 4. Em hiểu thế nào là tự lập?
Câu 5. Theo em, học sinh phải rèn luyện như thế nào để trở thành người có tính liêm khiết?
Câu 6. Thế nào là giữ chữ tín?
Câu 7. Để giữ được lòng tin của mọi người đối với mình, chúng ta phải làm gì?
Câu 8. Hãy nêu 2 biểu hiện thể hiện tính liêm khiết và 2 biểu hiện trái với liêm khiết.
Câu 9. Hãy nêu 2 biểu hiện thể hiện giữ chữ tín và 2 biểu hiện không giữ chữ tín.
Câu 10. Theo em, vì sao pháp luật nước ta có quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình?
Câu 11. Theo em, tự lập có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?
Câu 12. Theo em, học sinh cần phải làm gì để rèn tính tự lập?
Theo em, trong điều kiện xã hội hiện nay, việc học tập và rèn luyện theo những tấm gương sống liêm khiết có tầm quan trọng như thế nào?
Câu 13. Lên lớp 8, Tân cho rằng mình đã lớn, có thể tự lập được nên nhiều việc cậu tự quyết định, không hỏi ý kiến bố mẹ. Có lần Tân đi chơi xa với nhóm bạn cả ngày mà không xin phép bố mẹ.
Câu 14. Theo em, việc làm của Tân có phải là thể hiện tính tự lập không? Vì sao?
Câu 15. Theo em, vì sao trong cuộc sống chúng ta phải biết giữ chữ tín? Nếu không giữ chữ tín thì sẽ ra sao?
Câu 16. Sơn sinh ra trong một gia đình giàu có và là con một nên bố mẹ rất chiều chuộng và thỏa mãn mọi đòi hỏi của Sơn. Sơn đua đòi, ăn chơi, hút thuốc lá rồi bị nghiện ma túy,…
Câu hỏi: Theo em, ai là người có lỗi trong việc này, vì sao?
Câu 17. Theo em, muốn trở thành người liêm khiết, cần rèn luyện những đức tính gì? (Hãy nêu ít nhất 4 đức tính)
Câu 18. Hãy kể lại một việc làm của em thể hiện biết giữ chữ tín.
Câu 19. Là học sinh, để trở thành người có tính tự lập cao, ngay từ bây giờ em cần phải làm gì? (Hãy nêu ít nhất 4 việc)
Câu 20. Đôi khi giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em có sự bất hoà. Trong trường hợp đó em sẽ xử sự như thế nào để khắc phục sự bất hoà, giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình ?
Câu 21. Em hãy viết một đoạn văn nói lên cảm nghĩ về gia đình của mình.
MÔN: GDCD 9
Câu 1. Em hiểu thế nào là dân chủ? Thế nào là kỷ luật?
Câu 2. Trong lớp em, các bạn có tôn trọng và thực hiện quyền dân chủ không? Hãy kể những việc làm thể hiện quyền dân chủ của em và các bạn.
Câu 3. Em sẽ làm gì để thực hiện tốt quyền dân chủ của mình và chấp hành tốt kỷ luật?
Câu 4. Thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
Câu 5. Em hiểu hợp tác cùng phát triển là gì?
Câu 6. Thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả?
Câu 7. Em hãy nêu nguyên tắc hợp tác quốc tế của Đảng và Nhà nước ta?
Câu 8. Em hãy kể một số lĩnh vực mà Việt Nam đã và đang hợp tác với các tổ chức quốc tế và các quốc gia trên thế giới mà em biết.
Câu 9. Dân chủ và kỷ luật được thực hiện tốt sẽ có ý nghĩa như thế nào?
Câu 10. Trong bối cảnh thế giới hiện nay, vì sao các quốc gia cần phải hợp tác quốc tế?
Câu 11. Em hãy cho biết, vì sao cần phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
Câu 12. Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả có ý nghĩa như thế nào?
Câu Muốn làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả thì phải có những yếu tố nào?
Câu 13. An thường tâm sự với các bạn : “Nói đến truyền thống của dân tộc Việt Nam, mình có mặc cảm thế nào ấy. So với thế giới, nước mình còn lạc hậu lắm. Ngoài truyền thống đánh giặc ra, dân tộc ta có truyền thống nào đáng tự hào đâu ?” Em có đồng ý với An không? Vì sao? Em sẽ nói gì với An?
Câu 14. Vì sao làm việc gì cũng đòi hỏi phải có năng suất, chất lượng, hiệu quả ? Nếu làm việc chỉ chú ý đến năng suất mà không quan tâm đến chất lượng, hiệu quả thì hậu quả sẽ ra sao ? Em hãy nêu một ví dụ cụ thể.
Câu 15. Theo em, để thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật trong nhà trường, học sinh chúng ta cần phải làm gì ? (Hãy kể ít nhất 4 việc)
Câu 16. Có quan niệm cho rằng: “Chỉ có các nước lớn, nước giàu mới ngăn chặn được chiến tranh”. Em có đồng ý với quan niệm đó không? Vì sao?
Câu 17. Hãy phân tích và chứng minh nhận định “Dân chủ và kỉ luật là sức mạnh của một tập thể”.
Câu 18. Hãy kể một vài việc mà em và các bạn đã và sẽ làm để góp phần giữ giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của địa phương. (Kể ít nhất 4 việc)
Câu 19. Em hãy viết một đoạn văn ngắn kêu gọi mọi người bảo vệ hòa bình.
Câu 20. hãy tự liên hệ một việc làm có năng suất, chất lượng, hiệu quả của bản thân. Để làm được như vậy em đã gặp khó khăn gì và em đã vượt qua khó khăn đó như thế nào ?