Bộ câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn 8

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 8
NĂM HỌC 2019-2020
————–
I/. Phần Văn bản: Tác giả, tác phẩm, giá trị nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa các văn bản: Tôi đi học, Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc, Cô bé bán diêm, Chiếc lá cuối cùng.
HS đọc lại các văn bản trên trong SGK (3 lần/văn bản) – Hệ thống lại một số nội dung quan trọng sau:

TT Văn bản
tác giả Thể loại Phương thức biểu đạt Nội dung chủ yếu Đặc điểm
nghệ thuật Ý nghĩa
1 Tôi đi học
In trong tập “Quê mẹ” – 1941, Thanh Tịnh (1911 – 1988). Truyện ngắn Tự sự (xen miêu tả, biểu cảm). Những kỷ niệm trong sáng về ngày đầu tiên đi học của nhà văn Thanh Tịnh. – Tự sự nhưng trữ tình.
– Hình ảnh so sánh, gợi cảm. Buổi tựu trường đầu tiên sẽ mãi mãi không thể nào quên trong kí ức của nhà văn Thanh Tịnh.

2 Trong lòng mẹ Trích “Những ngày thơ ấu” – 1940,
Nguyên Hồng (1918 – 1982) Hồi kí

(chương IV) Tự sự (xen miêu tả, biểu cảm). Văn bản Trong lòng mẹ đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn Nguyên Hồng thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh. Lối viết chân thật, văn phong trữ tình, tha thiết. Tình mẫu tử là mạch nguồn tình cảm không bao giờ vơi trong tâm hồn con người.
3 Tức nước vỡ bờ
Trích “Tắt đèn” – 1939, Ngô Tất Tố (1893 – 1954). Tiểu thuyết

(chương XVIII) Tự sự (xen miêu tả, biểu cảm) Văn bản Tứ nước vỡ bờ đã vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời; xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào tình cảnh vô cùng cực khổ, khiến họ phải liều mạng chống lại. Văn bản còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. – Khắc họa tính cách nhân vật.
– Miêu tả hiện thực sinh động, chân thật. Với cảm quan nhạy bén, nhà văn Ngô Tất Tố đã phản ánh hiện thực về sức phản kháng mãnh liệt chống lại áp bức của những người nông dân hiền lành, chất phác.
4 Lão Hạc (1943), Nam Cao (1917 – 1951) Truyện ngắn

Tự sự (xen miêu tả, biểu cảm) Truyện ngắn Lão Hạc đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. Đồng thời, truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân nghèo khổ của nhà văn Nam Cao. – Miêu tả tâm lí đặc sắc.
– Kể chuyện linh hoạt, mang tính triết lý. Văn bản thể hiện phẩm giá của người nông dân không thể bị hoen ố cho dù phải sống trong hoàn cảnh khốn cùng.

5 Cô bé bán diêm
An-đéc-xen (1805 – 1875)
(Đan Mạch) Truyện ngắn

Tự sự (xen miêu tả, biểu cảm) Tác phẩm Cô bé bán diêm của An-đéc-xen truyền cho chúng ta lòng thương cảm sâu sắc đối với một em bé bất hạnh. – Sử dụng những hình ảnh tương phản, đối lập.
– Đan xen giữa mộng tưởng và hiện thực. – Truyện thể hiện niềm cảm thương sâu sắc của nhà văn đối với những số phận bất hạnh.
6 Chiếc lá cuối cùng
O Hen-ri (1862 – 1910)
(Mĩ) Truyện ngắn

Tự sự (xen miêu tả, biểu cảm) Mấy trang kết thúc truyện Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri làm cho chúng ta rung cảm trước tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ. – Có nhiều tình tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ khéo léo, kết cấu đảo ngược tình huống hai lần. – Chiếc lá cuối cùng là câu chuyện cảm động về tình yêu thương giữa những người nghệ sĩ nghèo. Qua đó, tác giả thể hiện quan niệm của mình về mục đích của sáng tạo nghệ thuật.

II/. Phần tiếng Việt: Trợ từ; Thán từ; Tình thái từ; Nói quá; Nói giảm nói tránh.
1. Thế nào là trợ từ? Cho ví dụ.
– Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
– Ví dụ: những, có ,chính, chính, đích, ngay,… (Nó ăn những hai bát cơm.)
2. Thế nào là thán từ? Cho ví dụ.
– Thán từ là những từ dùng để bộc lô tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó được tách ra thành một câu đặc biệt.
– Ví dụ:
+ Thán từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc : a, ái, ơ, ôi, ô hay, than ôi, trời ơi,… (Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu?)
+ Thán từ gọi đáp : này, ơi, vâng, dạ, ừ,… (Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ.)
3. Thế nào là tình thái từ? Cho ví dụ.
– Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.
– Ví dụ:
+ Tình thái từ nghi vấn : à, ư, hả, hử, chứ, chăng,… (Mẹ đi làm rồi à? / Bạn đang làm bài hả?)
+ Tình thái từ cầu khiến : đi, nào, với,… (Nhanh lên nào, anh em ơi! / Cứu tôi với! )
+ Tình thái từ cảm thán : thay, sao,… (Tội nghiệp thay cho những đứa trẻ lang thang đường phố.)
+ Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm ; ạ, nhé, cơ, mà,… (Bác giúp cháu một tay ạ! / Bạn chờ tôi đi học nhé!)
4. Nói quá và tác dụng của nói quá? Ví dụ minh họa.
– Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
– Ví dụ:
+Nó ngáy như sấm khi ngủ mê. (Thành ngữ)
+ Bọn giặc hoảng hồn chạy bán sống bán chết. (Thành ngữ)
+ Nhìn thấy tội ác của giặc, ai ai cũng bầm gan tím ruột. (Thành ngữ)
+ Có công mài sắt, có ngày nên kim. (Tục ngữ)
+ Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. (Ca dao)
5. Nói giảm nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh ? Ví dụ minh họa.
– Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề ; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
– Ví dụ: + Cha nó mất, mẹ nó đi bước nữa, nên chú nó rất thương nó./ + Đây là lớp học dành cho trẻ em khiếm thị. / + Khuya rồi mời bà đi nghỉ./ Bài thơ này chưa được hay lắm.
* Chú ý: Giải tất cả các bài tập (dạng nhận biết và thông hiểu) trong SGK phần luyện tập ở các bài trên.
III/. Phần Tập làm văn: Viết bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng hoặc một loài cây (hoa).
* Gợi ý: Một số đối tượng thuyết minh quen thuộc: thuyết minh về một thứ đồ dùng, thuyết minh về một loài cây (hoa).
* Một số đề và dàn ý tham khảo:
1.) Đề 1: Thuyết minh về chiếc bút bi. (Hoặc: Thuyết minh về một đồ dùng học tập mà em yêu thích.)
* Dàn ý:
a) Mở bài: Giới thiệu chung về chiếc bút bi.
b) Thân bài:
– Lịch sử ra đời của chiếc bút bi (được một nhà báo Hungary làm việc tại Anh tên Laszlo Biro giới thiệu vào năm 1938).
– Cấu tạo của chiếc bút bi: vỏ bút, ruột bút (ống bút và ngòi bút), các bộ phận phụ: lò xo, đồ gài, lẫy lò xo,…
+ Vỏ bút : chất liệu, kiểu dáng, màu sắc, tác dụng.
+ Ruột bút gồm hai phần: ống bút và ngòi bút.
Ống bút: chất liệu, cấu tạo, tác dụng
Ngòi bút:chất liệu, cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của viên bi khi ta viết.
+ Chất liệu, cấu tạo, tác dụng của các bộ phận phụ.
– Công dụng của bút bi. (HS ghi chép kiến thức; nhà báo, nhà thơ sáng tác tác phẩm; người bán hàng tính toán; viết thư cho người thân; làm quà tặng cho thầy cô, bạn bè, …)
– Các loại bút bi trên thị trường: đa dạng về màu sắc, mẫu mã người mua có thể tha hồ lựa chọn cho phù hợp tuổi tác, công việc, túi tiền. Một số nhà sản xuất bút bi nổi tiếng như Thiên Long, Bến Nghé, … không ngừng cải tiến, đổi mới mẫu mã để đưa ra thị trường tiêu thụ.
– Những tiện lợi trong việc sử dụng bút bi: không phải bơm mực,viết trơn, tốc độ viết nhanh phù hợp với tốc độ giảng dạy và học tập hiện nay, không dây bẩn, … Tuy nhiên nét chữ của bút bi không đẹp bằng bút máy.
– Cách sử dụng và bảo quản bút bi.
+ Khi viết bấm đầu bút cho ngòi viết trồi ra, khi thôi viết bấm lẫy lò xo cho ngồi bút thụt vào (đối với bút bi lò xo), đậy nắp bút khi sử dụng xong (đối với bút bi có nắp đậy).
+ Không để bút rơi từ trên cao xuống gây đứt mực, không đập mạnh vào vỏ bút gây vỡ , …
+ Mực bị khô có thể ngâm vào nước nóng ấm khoảng 15 phút có thể sử dụng được.
c) Kết bài: Đánh giá, nêu nhận xét của em về chiếc bút bi.

2). Đề 2: Thuyết minh về cái phích nước (bình thủy).
* Dàn ý:
a) Mở bài: Giới thiệu về cái phích nước.
b) Thân bài:
– Cấu tạo của cái phích nước: ruột phích, vỏ phích, nắp đậy và nút phích.
+ Ruột phích: làm bằng thủy tinh, gồm hai lớp ở giữa là môi trường chân không, mặt trong hai lớp thủy tinh có tráng bạc giúp hắt nhiệt trở lại. ruột phích có tác dụng giữ nhiệt. Miệng bình nhỏ bên trên được đậy kín bằng một cái nút thường làm bằng gỗ để ngăn cản sự thoát nhiệt ra bên ngoài.
+ Vỏ phích: làm bằng kim loại hoặc nhựa tổng hợp, màu sắc (xanh, đỏ, trắng), có tác dụng bảo vệ ruột phích không cho va quệt trực tiếp với các vật khác. Trên thân vỏ phích có tay cầm hoặc quai xách, tiện lợi cho người sử dụng. Nắp phích? Đế phích?
– Công dụng: giữ nước đã đun sôi ở nhiệt độ cao, tiện lợi cho việc sử dụng (pha trà, pha sữa, nấu mì, nấu cháo, …).
– Cách bảo quản:
+ Để chổ an toàn, tránh va đập gây vỡ và có thể bị tai nạn (bỏng).
+ Nếu để lâu không dùng, trước khi rót nước sôi vào, cần tráng một lượt nước nóng.
c) Kết bài: Đánh giá, nhận xét vai trò của cái phích nước trong sinh hoạt và đời sống.
3). Đề 3: Thuyết minh về một loài cây mà em yêu thích. (Hoặc: Thuyết minh về cây mai ngày tết).
* Dàn ý:
a). Mở bài:
Giới thiệu hoa mai: trong dịp tết nguyên đán, nếu hoa đào là đặc trưng của mùa xuân miền Bắc thì hoa mai lại là đặc trưng của miền Nam.
b).Thân bài:
* Nguồn gốc cây hoa mai, các lọai hoa mai:
– Cây hoa mai vốn là một cây dại mọc trong rừng (từ miền Trung trở vào), hoa mai có nhiều loại:
+Mai vàng: nụ mọc thành chùm, có cuống dài treo lơ lửng mọc trên cành. Cánh hoa mỏng màu vàng có mùi thơm kín đáo.
+Mai tứ quý là loại mai nở hoa quanh năm. Sau khi cánh hoa rụng hết, ở giữa bông còn lại 2 đến 3 hạt nhỏ và dẹt, màu đen bóng.
+Mai trắng: hoa mới nở màu hồng nhạt, sau chuyển sang trắng, có mùi thơm nhẹ
+Mai chiếu thủy lá nhỏ lăn tăn, hoa nhỏ mọc thành chùm màu trắng thơm ngát nhất là về đêm. thường được trồng trang trí ở hòn non bộ hoặc trong chậu sứ.
+Mai ghép là loại mai được các nghệ nhân hoa cảnh ghép từ các loại hoa khác nhau. Hoa to, nhiều cánh, nhiều màu. Trồng trong chậu sứ, rất khó chăm sóc.
* Đặc điểm của cây mai vàng: thân, cành, lá , rễ, nụ, hoa, …
– Cây hoa mai thường cao trên 2m, màu nâu sẫm, thân gỗ và chia thành nhiều nhánh. Lá mai nhỏ, màu xanh lục, tán luôn xòe rộng. Nụ hoa có hình búp sen nhỏ, mọc thành từng chùm, lúc nhỏ được bao bọc bằng lớp áo màu xanh, khi nở
* Cách trồng, chăm sóc cây mai vàng:
– Cây mai được trông bắng hạt hay chiết cành (phổ biến là chiết, ghép). trồng ngoài vườn hay trong chậu đều được. Cây ưa ánh nắng, đất luôn ẩm nhưng không úng nước.
– Khoảng 15 tháng chạp (tháng 12 âm lịch), người trồng lại phải tuốt lá cho mai, sau đó có chế độ chăm bón và tưới nước đúng phương pháp để hoa nở đúng vào ngày tết.
* Hoa mai vàng trong ngày tết nguyên đán:
– Các nhà vườn bứng nguyên gốc mai đem về các chợ hoa xuân ở các thị xã, thành phố để bán, hoặc khách đến tận vườn để mua.
– Hầu như mỗi nhà đều chưng hoa mai trong ba ngày tết, vừa trang trí cho đẹp nhà, vừa cầu mong may mắn.
– Nếu thiếu hoa mai thì niềm vui của các gia đình đầu năm mới dẽ không trọn vẹn,.
c). Kết bài: Hoa mai là hình ảnh của ngày tết nguyên đán, của mùa xuân phương Nam. Hoa mai gắn bó với đời sống tinh thần của người dân miền Nam từ lâu đời. Những năm gần đây, sắc vàng của hoa mai cũng đã góp phần tô điểm thêm vẻ đẹp rực rỡ của mùa xuân phương Bắc.
4). Đề 4: Thuyết minh về một loài cây ăn quả ở địa phương em. (Hoặc: Thuyết minh về cây xoài)
* Dàn ý:
Mở bài: Giới thiệu chung về cây xoài
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, gió mùa. Vì vậy, bốn mùa cây trái tốt tươi. Đặc biệt, vùng đất phương Nam có nhiều giống trái cây quý hiếm như xoài, măng cụt, sầu riêng…Trong các trái cây đó, xoài chiếm số lượng nhiều nhất trong cả nước.
Cây xoài có nguồn gốc từ đâu? Nó có đặc điểm gì? Công dụng của nó đối với cuộc sông của con người ra sao? Chúng ta sẽ tìm hiểu để biết được điều đó.
Thân bài:
– Nguồn gốc: Người ta không biết chính xác nguồn gốc của xoài nhưng nhiều người cho rằng xoài có nguồn gốc ở Nam và Đông Nam Á như Ấn Độ, My-an-ma, Băng-la-det, …
Ở Việt Nam, xoài được trồng nhiều ở Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, An Giang,…
– Giới thiệu về cây xoài:
+ Phân loại: Nếu căn cứ vào nguồn gốc thì xoài có thể chia làm hai loại: một loại có nguồn gốc từ Ân Độ. Loại này không chịu được điều kiện quá ẩm ướt, có chồi non màu đỏ, dễ bị nấm mốc sương. Một loại có nguồn gốc Đông Nam Á. Loại này chịu được điều kiện ẩm ướt, có chồi màu lục và có khả năng kháng mốc sương. Nếu căn cứ vào đặc điểm hình dáng, màu sắc và vị ngọt của trái thì ở Việt Nam lại chia ra: xoài Tượng, xoài Cát, xoài Thơm,…
+ Đặc điểm về thân, lá, hoa, quả: Cây xoài to có thể cao từ 10m đến 20m. Thân xù xì có màu nâu. Xoài có nhiều cành lá xum xuê. Xoài thuộc dạng lá nguyên, mọc so le, thuôn dài, nhẵn bóng. Lá thường dài từ 15cm đến 30cm, rộng thường từ 5cm đến 7cm. Khi còn non, lá có màu đỏ tím. Khi trưởng thành lá có màu xanh nhạt. Khi già lá có màu xanh đậm.Hoa xoài nhỏ, màu vàng nhạt. Khi hoa rụng là cây kết trái. Mỗi nhánh thường có rất nhiều bông. Nhưng trái rụng nhiều khi có gió mưa lớn. Mỗi nhánh chỉ còn sáu bảy trái phát triển mà thôi.Trái xoài thon ở hai đầu, phình to ở giữa. Khi mới kết trái, nó có màu xanh non. Khi già trái có màu xanh đậm. Khi chín nó có màu vàng bóng.
– Cách trồng và chăm sóc cây xoài: trồng bằng cây con trong vườn, các bờ đất cao, không kén đất. Vườn trồng xoài phải thông thoáng để hạn chế sâu bệnh. Khi xoài ra hoa phải xịt thuốc trừ sâu, kích thích đậu trái. Phải cắt tỉa cành sâu, cành khuất , tạo tán tròn cho cây xoài, …
– Giá trị của xoài:
+ Xoài là loại trái cây ăn rất ngon và rất bổ. Gỗ xoài to già có thể dùng để làm bàn ghê, giường, tủ,… Một số nơi còn lấy lá xoài để cuốn bánh xèo ăn rất ngon.
+ Xoài đem bán để tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình. Xoài có thể xuất khẩu sang các nước trên thế giới để thu ngoại tệ về cho đất nước.
+ Xoài có mặt trong mâm ngũ quả của các gia đình vào ngày Tết cổ truyền của dân tộc.Những đĩa xoài tươi ngon bày lên bàn thờ thắp nhang để cúng tổ tiên.
Kết bài:
Xoài là loại cây có rất nhiều ở nước ta. Xoài đem lại cho người trồng nguồn thu nhập đáng kể. Chúng ta cần phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt những quy định trong trồng và chăm bón xoài để nó không chỉ là mặt hàng có giá trị trong nước mà còn là mặt hàng có giá trị trong xuất khẩu.
5). Đề 4: Thuyết minh về một loài hoa đặc trưng ở địa phương em. (Hoặc: Thuyết minh về cây sen)
a).Mở bài:
– Hoa sen trong đời sống của người Việt Nam tượng trưng cho sự thuần khiết, trong sáng, cao sang. Là quốc hoa của nước Việt Nam. Sen có mặt khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam. Đặc biệt là ở Đồng Tháp sen được trồng rất nhiều xen canh với cây lúa:
“ Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.” (Ca dao)
b). Thân bài:
– Nguồn gốc, xuất xứ
+ Hoa sen có nguồn gốc từ châu Á, xuất phát từ đất nước Ấn Độ, sau đó lan rộng ra nhiều nước khác như Hàn Quốc, Trung Quốc,…
+Nếu ở miền Bắc nước ta, sen chỉ mọc vào mùa hè do điều kiện thời tiết thì ở miền Nam, sen bốn mùa khoe sắc thắm, đặc biệt là ở Đồng Tháp Mười.
– Đặc điểm của cây sen (thân, lá, rể, hoa, quả,…)
+ Củ sen được tạo thành bởi nhiều nốt có hình trứng vịt (gà) nối đuôi nhau, có màu trắng ngà, ăn sâu vào bùn đất.
+ Ngó sen (thân sen non) có hình dạng như chiếc đũa cũng mang màu trắng.
+ Lá có màu xanh to rộng, có đường kính khoảng sáu mươi cen-ti-mét, tâm giữa lá hơi sâu, hơi nhúm. Trên bề mặt có nhiều gân lá hiện lên rất rõ và chắc chắn để chống đở lá. Lá sen không thấm nước. Cuống lá tròn to bằng chiếc đũa, màu xanh nâu, xốp bên trong, bên ngoài có nhiều gai nhỏ li ti, nâng lá vươn cao khỏi mặt nước.
+ Búp sen có màu xanh, hình bầu dục. Cánh hoa khi nở thì rất to và đẹp, có nhiều màu như màu trắng tinh khiết hay màu hồng đào phất phơ.
+ Ở giữa thân hoa sen có nhiều nhị (tua sen) màu vàng cam và noãn rời màu vàng nhạt. Các noãn này về sau thành quả gắn trên một đế hoa hình nón ngược (gương sen). Gương sen có dạng hình phễu, trên bề mặt có nhiều lổ nhỏ, mỗi lổ chứa một hạt sen bé nhỏ. Trong hạt có chồi mầm gồm bốn lá non gập vào trong (tâm sen) .
– Cách trồng và chăm sóc:
+ Nên chọn chân ruộng trũng, đầm lầy có nhiều bùn đất để trồng. Không nên trồng quá sâu hoặc quá cạn làm sen đẽ bị nổi lên. Thời vụ: thường trồng vào tháng 1 – 2 dương lịch.
++ Sen có thể được trồng bằng hạt hay thân sen non (tách nhánh từ sen già).
++ Cách trồng: có thể trồng bằng gốc sen hoặc tách nhánh (phát triển nhanh hơn); chọn nhánh dài khoảng 0,7 – 1 m, có 3 cụm lá là tốt nhất.Trồng cây cách cây 2m X 2m, khoảng 250 cây/1000m2. Sau trồng giữ mực nước trong ao, hồ, ruộng khoảng 20 – 25cm. Sau 10 ngày cây bén rễ nếu có cây bị chết cần giặm cho đủ. Sau thời gian này, giữ mực nước tăng dần theo sự phát triển cây sen và khống chế trên dưới 50cm là tốt nhất. Nếu trồng bằng hạt thì phải ươm thành cây con trước khi mang đi trồng.
+ Cách chăm sóc:
++ Sen cần bón cân đối đạm, lân và kali để tạo ra nhiều bông hoa đẹp nên cần thường xuyên bón phân. Nếu thiếu phân, cây cho hoa không ấn tượng, lá vàng và cây yếu.
++ Mặt khác do sen trồng trong điều kiện ao ruộng ngập nước sâu nên có thể kết hợp nuôi một số loài cá và động vật thủy sinh.
++ Sen mọc dưới nước, có sức chống chịu cao, không có bệnh, tuy nhiên thỉnh thoảng bị sâu ăn lá, khắc phục bằng việc thường xuyên kiểm tra và cắt lá bị sâu, bị kh héo, phun thuốc trừ sâu cho ruộng sen.
– Lợi ích của cây sen:
+ Từ sen có thể chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng, những bài thuốc đặc trị rất hay: hạt sen nhỏ, có màu vàng, vừa là món ăn dân dã quen thuộc, vừa là liều thuốc tốt để chữa bệnh mất ngủ, suy nhược thần kinh. Có thể dùng để nấu canh, nấu chè, làm mứt. Có thể chế biến món sữa sen rất thơm ngon, bổ dưỡng, …
+ Tâm sen màu xanh, nằm giữa hạt sen, có thê dùng ướp trà, tạo nên hương thơm dịu.
+ Củ sen, ngó sen có thể nấu canh, làm dưa, trộn gỏi, …
+ Vỏ gương sen có thể dùng làm thuốc, nấu nước uống có tác dụng giải nhiệt rất tốt.
+ Lá sen dùng để gói bánh, cốm thì rất tuyệt vì nó mang lại một hương thơm rất đặc trưng.
– Ý nghĩa
+ Sen còn được xem là biểu tượng cho sự trang trọng, thanh thoát của người con gái.
+ Hoa sen còn tượng trưng cho vẻ tươi sáng, cao sang, thuần khiết của dân tộc, con người và đất nước Việt Nam thân yêu.
+ Mặt khác, sen còn mang trong mình một ý nghĩa rất đặc biệt: mặc dù được mọc lên từ bùn nhưng lại không tanh mùi bùn mà sen lại toả ngát hương thơm, nhờ thế mà ngày xưa, hoa sen là hình ảnh tưởng tượng cho người quân tử.
+ Chính vì những ý nghĩa cao đẹp đấy mà sen đã trở thành quốc hoa của đất nước ViệtNam và luôn là nguồn cảm hứng tuyệt vời cho thi ca, nhà văn và nghệ thuật.
c) Kết bài:
– Với vẻ đẹp giản dị, tao nhã, hoa sen là hiện thân cho nhân phẩm, lối sống, âm hồn cũng như cốt cách nhân văn của người Việt.
– Đây là món quà quý báu mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người.